Thách thức trong tương lai Chính phủ điện tử

Hạ tầng công nghệ thông tin:

  • Hạ tầng công nghệ thông tin là một trong những thách thức lớn đối với việc phát triển chính phủ điện tử trong tương lai. Để chuyển đổi sang chính phủ điện tử, bộ hướng dẫn về các nguyên tắc, mô hình, tiêu chuẩn xây dựng, văn bản về kết nối, chia sẻ dữ liệu là điều cần thiết.
  • Tại nhiều nước đang phát triển, nhu cầu về dịch vụ điện tử không cao, khoảng cách giữa những người có quyền truy cập Internet và những người không có Internet có sự chênh lệch lớn.[17] Những người không có Internet sẽ không thể hưởng lợi từ các dịch vụ của chính phủ điện tử, họ ít hoặc không lên tiếng về các nhu cầu phát sinh của mình bởi không có đủ các kênh giao tiếp để thông tin về nhu cầu của mình. Kết quả là các lãnh đạo khu vực công chịu ít áp lực để buộc họ phải thay đổi.[18]
  • Hạ tầng công nghệ thông tin không chỉ đơn thuần bao gồm các thiết bị viễn thông và máy tính. Sự hiểu biết về công nghệ thông tin là yếu tố cần thiết để người dùng có thể sử dụng và hưởng lợi từ các ứng dụng của chính phủ điện tử.[17] Mức độ phát triển con người càng cao thì người dân càng có xu hướng chấp nhận và sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử. Do đó, chính phủ nên chú trọng đầu tư, thiết lập cơ sở hạ tầng hiện đại để cải thiện hiệu quả và trải nghiệm người dùng cho các dịch vụ từ giấy tờ truyền thống sang nền tảng kỹ thuật số.

Quyền riêng tư bảo mật:

  • Chính phủ có thể phát triển các nền tảng để tương tác với người dân, tuy nhiên, những nền tảng này sẽ chỉ phát huy tính hiệu quả nếu người dân thực sự sử dụng chúng. Người dân cần phải sẵn sàng tham gia vào các mạng này. Niềm tin cần phải được thiết lập trong các tương tác giữa chính phủ và người dân. Một trong số những mối quan tâm của người dân, quyền riêng tư và bảo mật là những rào cản quan trọng trong việc thực thi chính phủ điện tử.[19] Do đó, quyền riêng tư và bảo mật phải được ưu tiên khi thiết lập và duy trì các trang web để đảm bảo việc thu thập dữ liệu an toàn.
  • Chính phủ điện tử cần phải giải quyết các vấn đề riêng tư trong mạng lưới để tăng sự tin tưởng của người dùng về quyền riêng tư mọi thông tin cá nhân khi chia sẻ, sử dụng các dịch vụ của chính phủ điện tử. Các chính sách bảo mật toàn diện cần được phổ cập với người dân, quyền riêng tư và yêu cầu dữ liệu cá nhân chỉ được thu thập và xử lý cho các mục đích hợp pháp.

Phát triển nguồn nhân lực:

  • Chuyển đổi sang chính phủ điện tử là một quá trình lâu dài và khó khăn. Những người làm việc trong cơ quan Nhà nước phải sử dụng thành thạo công nghệ mới, liên tục thay đổi để tăng tính hiệu quả trong tương tác của họ với người dân.[18]
  • Thiếu nhân lực có trình độ, kỹ năng về công nghệ thông tin là một thách thức lớn đối với việc triển khai chính phủ điện tử, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hệ thống có thể thực hiện thành công nếu có sẵn nhân lực đủ khả năng để đảm nhận vai trò khởi đầu và phát triển hệ thống chính phủ điện tử.[18]

Rào cản tài chính:

  • Thiếu hỗ trợ tài chính là một trở ngại đối với việc thực thi chính phủ điện tử ở nhiều quốc gia.
  • Thực hiện chính phủ điện tử là tốn kém: chi phí triển khai, bảo trì hệ thống phần mềm, đào tạo, giáo dục cao, thiếu tài chính cho đầu tư vốn vào công nghệ mới.[19] Việc đảm bảo có sẵn nguồn lực về ngân sách hiện có và dự kiến ​​để xây dựng, phát triển chính phủ điện tử là rào cản đối với nhiều quốc gia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính phủ điện tử http://www.luanvan.co/luan-van/chinh-phu-dien-tu-o... http://www.kafleg.com.np/difference-between-e-gove... http://dic.gov.vn/vi/news/Tin-tong-hop/Chinh-phu-d... http://tapchimattran.vn/thuc-tien/chinh-phu-dien-t... http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/viet-nam-... https://www.e-spincorp.com/barriers-of-e-governmen... https://www.e-spincorp.com/definition-and-type-of-... https://www.e-spincorp.com/the-advantages-and-disa... https://sites.google.com/site/web20vachinhphudient... https://sites.google.com/site/web20vachinhphudient...